Picture3  Mỗi đứa trẻ đều xứng đáng được yêu thương

Every child is born to be loved

Việt Nam hiện đang có 671,659 trẻ em khuyết tật trong độ tuổi từ 2-17, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2016. Tất cả các em đều cần được nhận sự hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi và tình trạng khuyết tật của mình.

Mặc dù phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc ở Việt Nam, nhưng trên thực tế, tỷ lệ đến trường của trẻ khuyết tật vẫn thấp hơn nhiều so với trẻ không khuyết tật, chỉ chiếm 16.89 % (Tổng cục thống kê, 2015). Trong số đó, xấp xỉ 12,000 em đang theo học tại các trường giáo dục đặc biệt1 với thời gian học ở mỗi cấp học dài hơn trẻ em không khuyết tật (Bộ GD&ĐT, 2019).

SEP icon 2 Hạn chế cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ khuyết tật

Trung bình mỗi năm, chỉ có khoảng 200 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục đặc biệt từ các trường cao đẳng/đại học trên toàn quốc (Viện GD quốc gia VN). Con số này còn xa mới đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, phần lớn giáo viên tại các trường/trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật hiện nay không được đào tạo chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dạy và học.

SEP 2

Một tiết học của học sinh trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật TP. Cần Thơ

SEP 3

Lớp học của trẻ khuyết tật tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Sóc Trăng

Bên cạnh đó, xây dựng môi trường học tập phù hợp cũng là một thách thức không nhỏ trong việc cải thiện chất lượng giáo dục cho trẻ khuyết tật. Nhà trường đang thiếu rất nhiều các thiết bị, tài liệu hỗ trợ cơ bản và cần thiết để đáp ứng nhu cầu cũng như sự khác biệt của trẻ khuyết tật. Việc chuyển sang hình thức học trực tuyến do dịch bệnh Covid-19 càng cho thấy rõ thực tế đó. Hầu hết các trường/trung tâm đều thiếu hụt trầm trọng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ dạy học trực tuyến để thích ứng với phương pháp dạy và học mới.

old book

Một số trường giáo dục đặc biệt phải sử dụng sách giáo khoa xuất bản từ những năm 2000

Thêm vào đó, đặc biệt tại các vùng nông thôn, cha mẹ hay người chăm sóc cho trẻ khuyết tật, thường là những người có trình độ học vấn còn thấp, không hiểu rõ tầm quan trọng của việc hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập và phát triển. Do áp lực tài chính trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ có nhu cầu đặc biệt, việc dành thời gian cũng như sự chăm sóc phù hợp cho trẻ còn tương đối hạn chế.

Picture1.pngRút ngắn khoảng cách

Quỹ chúng tôi không chỉ nhận thấy các vấn đề trên mà tin rằng trẻ em khuyết tật, cũng giống như những đứa trẻ khác, đều đong đầy ước mơ và khao khát được tỏa sáng.

Chính vì vậy, một dự án hỗ trợ 12.000 trẻ em khuyết tật tiếp cận nền giáo dục chất lượng đã được xây dựng và triển khai trong những năm tới. Dự án gồm có 3 mục tiêu chính: Tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập kỹ thuật số cho trẻ khuyết tật và nâng cao nhận thức của người chăm sóc.

Trước tiên, chúng tôi sẽ tập trung vào việc hỗ trợ 1,000 trẻ khuyết tật tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, và sau đó mở rộng ra các vùng miền khác.

Mỗi đứa trẻ là một thiên thần đến với cuộc đời này để hoàn thiện nên thế giới chúng ta đang sống. Trẻ em khuyết tật, với sự khác biệt của mình được chúng tôi gọi là “Thiên thần chậm bước” . Các em dù “chậm bước” nhưng vẫn kiên trì, nhẫn nại tiến về phía trước và hướng tới tương lai. Mỗi em đều nuôi dưỡng trong mình những giấc mơ riêng, những ao ước tốt đẹp. Nhưng để những giấc mơ ấy được “chắp cánh” và trở thành hiện thực thì các em cần một động lực, một sự hỗ trợ rất lớn từ tất cả chúng ta.

Giáo dục đặc biệt là thực hành giáo dục theo cách giải quyết sự khác biệt cá nhân, tình trạng khuyết tật và nhu cầu cá nhân của mỗi học sinh.